Gạo Japonica là một loại gạo ngắn của Nhật Bản, đôi khi được gọi là gạo Sinica, là một trong hai giống gạo chính của Châu Á. Gạo Japonica được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ở Việt Nam, nó được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang.
Gạo Japonica có một số đặc điểm như: hạt tròn, đều đặn, mẩy, trắng tựa bông, mùi thơm tinh tế, nhẹ nhàng. Khi nấu lên cơm trắng và dẻo, dễ ăn ngay cả khi để nguội, hạt cơm vẫn giữ nguyên độ dẻo vốn có. Chính vì vậy, Japonica là loại lương thực chính trong bữa cơm của người Nhật.
Gạo Japonica có độ dính cao hơn các loại gạo khác do hàm lượng amylopectin cao hơn. Chủ yếu chứa các chất như Gluxit, Lipit, Protein, đường, vitamin và khoáng chất.
Phù hợp làm Sushi, nấu cháo dinh dưỡng hoặc nấu cơm ăn hàng ngày.
+ Đặc điểm: Gạo Japonica được gieo trồng theo chuỗi giá trị khép kín tại các vùng sinh thái lúa tôm, các cao nguyên với khí hậu ôn hòa được kiểm soát chặt chẽ về nguồn nước, đất, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và phương pháp canh tác lúa thông minh.
Lúa sau khi được thu hoạch được chuyển về nhà máy, được xay xát và chế biến trên hệ thống dây truyền hiện đại đồng bộ
Quy trình sản xuất, chế biến hoàn toàn khép kín, gạo tươi sạch luôn đảm bảo “4 không”: không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không hương thơm nhân tạo, không chất tạo màu và không chất bảo quản.
Cách sử dụng và bảo quản gạo Nhật JAPONICA
Cách nấu:
– Bước 1: Đong gạo theo nhu cầu
– Bước 2: Vo gạo kỹ từ 3 – 4 lần bằng nước sạch
– Bước 3: Chế nước theo tỷ lệ 1kg gạo : 1,2 lít nước
– Bước 4: Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 30 phút để cơm được dẻo và mềm
– Bước 5: Nhấn nút nấu cơm như bình thường.
Một vài lưu ý:
– Khi nấu cơm cho thêm một chút muối sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị.
– Nấu cơm phải dùng nước sôi, điều này nghe chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện. Nấu cơm bằng nước sôi là phương pháp khoa học nhất, vì vậy lượng Vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lại ngon.