GẠO TẤM ĐÀI THƠM: Là những hạt gạo bị vỡ trong lúc xay xát làm trắng gạo, gạo tấm tuy không đều hạt nhưng vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào bởi phôi vẫn còn được giữ nguyên.
Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á cũng tiêu thụ gạo tấm với nhiều mục đích khác nhau như làm món ăn, chăn nuôi, chế biến thành bột dùng trong giặt giũ và nấu nướng hay công nghiệp da và mỹ phẩm.
Hạt gạo tấm ngon khi có màu trắng đục, khi nấu xong cho cơm ráo, mềm, xốp, ngọt cơm và đặc biệt cơm vẫn ngon khi để nguội. Để hạt gạo tấm được chín đều khi nấu, bạn cần ngâm gạo trước 30 phút để hạt gạo hình thành những vết nứt rồi vớt ra để ráo.
Nước để nấu cơm phải là nước sôi mới cho gạo vào và bắt đầu khuấy đều, khi nước gần cạn chỉ cần hạ lửa nhỏ rồi xới cơm lần nữa là được. Không chỉ dễ ăn, dễ nấu, hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, hạt gạo tấm lại còn có giá thành rất rẻ. Đó có lẽ là lời giải cho câu hỏi tại sao cơm tấm dù chỉ là một món bình dân nhưng lại chiều lòng và trở thành món ăn yêu thích của mọi tầng lớp trong xã hội.
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
Bước 1: Đong gạo Thông thường các nồi cơm điện thường có cốc đong gạo đi cùng. Bạn tự ước lượng số lượng người ăn và lượng cơm của mỗi người theo từng bát. Mỗi cốc gạo khoảng 150g sẽ nấu được 2 chén cơm. Nếu nồi cơm của bạn không có cốc đong gạo, bạn hãy dùng 1 loại đong gạo riêng để đo lường nhé.
Bước 2: Vo gạo: Nếu gạo bạn mua ở các siêu thị bạn nên đọc kĩ bao bì sử dụng. Có một số gạo đặc biệt các nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số vitamin, sắt… Vo gạo sẽ làm mất đi những khoáng chất này.Nếu không có thì bạn sẽ phải vo sạch gạo với nước để loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bụi trấu có trong gạo. Việc này nhằm để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Tuy nhiên bạn không nên vo quá kĩ vì nó sẽ làm mất khá nhiều dưỡng chất có trong gạo nhé.
Bước 3: Ngâm gạo trong 30 phút Nếu có thời gian thì bạn nên ngâm gạo 30 phút trước khi nấu sẽ giúp gạo nở đều hơn. Nhờ vậy cơm nấu sẽ ngon hơn, các hạt gạo chín đều, không bị nát.
Bước 4: Đong nước Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén.
Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo thì bạn đong 1.5 bát nước. Tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước. Hay bạn cũng có thể sử dụng thang đo mực nước có sẵn trong lòng nồi (nếu có).
Lưu ý: Dù thế nhưng lương nước của mỗi loại gạo lại khác nhau bạn nên chú ý nhé. Tùy vào các loại gạo và sở thích của gia đình mà cân đối cho phù hợp. Còn thông thường đều áp dụng quy tắc trên.
Bước 5: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu (nếu thích) Bạn hoàn toàn có thể thêm một ít muối, bơ hoặc dầu. Việc này sẽ giúp cơm đẹp, có màu vàng óng. Đồng thời hạt cơm rời hơn, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có vị rất thơm.
Bước 6: Nấu cơm Trước khi bắt đầu cho vào nồi cơm điện, bạn lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô. Để đảm bảo bề mặt nồi khô ráo tránh nước vào làm hỏng nồi cơm và chập điện. Đặt lòng nồi vào trong thân nồi và xoay nhẹ để cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
Bước 7: Ủ cơm Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút. Giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Kết thúc quá trình nấu, mở nắp, xới đều cơm bằng muỗng xới hay đũa và thưởng thức.