9 sai lầm khi nấu khiến cơm vừa mất chất vừa gây hại sức khỏe
Mặc dù nấu cơm là việc đơn giản, song nhiều chị em lại mắc sai lầm khiến cơm vừa mất chất lại còn độc hại.
Chọn sai nồi
Việc lựa chọn nồi đê nấu cơm rất quan trọng nhưng ít chị em chú ý đến việc này. Thông thường, nồi có đáy dày sẽ giữ và phân phối nhiệt tốt hơn. Nhất là trong việc nấu cơm, đáy dày sẽ giúp hình thành nhiều túi hơi, giúp cơm chín mềm và ngon hơn.
Thấy gạo mốc vẫn nấu
Nhiều người khi thấy gạo mốc thì tiết kiệm, không đổ đi mà đem vo sạch mốc rồi nấu bình thường vì nghĩa chỉ cần vo sạch là được. Tuy nhiên làm như vậy không thể diệt được nấm mốc ở bên trong hạt gạo.
Nấm mốc ở lương thực, thực phẩm như lạc, ngô, mì hay gạo đều rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan. Do đó, thấy gạo mốc đừng tiếc, hay đổ đi ngay trước khi quá muộn.
Không vo gạo hoặc vo gạo quá kỹ
Nhiều quan điểm cho rằng trên gạo vẫn còn có các sản phẩm công nghiệp phụ do quá trình xay xát để lại như bột talc. Vì vậy, việc vo gạo sẽ giúp loại bỏ những thành phần không có giá trị, bụi bẩn và loại bỏ phần tinh bột dư thừa. Tuy nhiên việc này chỉ nên được thực hiện ở một mức độ nhất định, vo gạo nhẹ dưới vòi nước từ 1 – 2 lần là được.
Trường hợp chà xát gạo và vo quá nhiều lần, tuy sẽ loại bỏ được những thành phần dư thừa, nhưng đồng thời cũng sẽ làm mất đi những dưỡng chất tập trung ở lớp lụa bên ngoài hạt gạp như carbohydrate, các loại vitamin nhóm B, canxi,…
Không rửa sạch tay trước khi vo gạo
Tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn hàng ngày. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Nấu sai nhiệt độ
Với những trường hợp cần nấu cơm bằng bếp gas, bếp điện thì cần chú ý điều này vì có thể gặp tình trạng ở dưới thì cháy và trên lại chưa chín. Nấu quá nhanh cũng khiến hạt gạo bị vỡ ra làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn.
Khi nấu cơm, ban đầu nên để lửa/ nhiệt độ trung bình, đến khi cơm sôi thì giảm lửa xuống và kéo dài thời gian nấu. Lý do là cơm thường chính bằng hơi nóng.
Không ngâm gạo trước khi nấu
Có nhiều người không biết điều này hoặc biết nhưng vẫn bỏ qua vì nhiều lý do. Với một số loại gạo hơn thì việc ngâm trước khi nấu sẽ giúp đảm bảo lưu lại được những loại dầu tạo mùi đặc trưng của loại gạo đó.
Nhiệt độ khi nấu ăn sẽ làm phá hủy những loại dầu này. Vì thế, khi ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp giảm thiểu thời gian nấu, thúc đẩy thời gian nấy ăn trung bình 20%.
Cũng một cách khác rút ngắn thời gian nấu và giữ lại giá trị dinh dưỡng cho hạt cơm, đó chính là nấu cơm bằng nước nóng thay vì dùng nước lạnh.
Khuấy và mở nắp thường xuyên trong khi nấu
Không biết cơm đã chín hay chưa mà nhiều người cứ thỉnh thoảng lại mở nắp lên xem. Việc này vừa kéo dài thời gian nấu cơm, vừa có thể làm ảnh hưởng đến thành phẩm, khiến cơm khô và chín không đều.
Đồng thời, vừa mở nắp, vừa khuấy sẽ khiến tinh bột bị hoạt hóa, ngăn ngừa sự hình thành túi hơi, khiến hạt cơm bị nhão và khiến nhiều chất dinh dưỡng trong cơm bay mất.
Chắt bỏ nước cơm
Trong nước cơm có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng và vitamin B, nếu chắt bỏ nước cơm đi tức là bạn đã vô tình từ chối một lượng dưỡng chất cho cơ thể. Nước cơm có giá trị trong việc ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột cũng như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ăn liền khi cơm vừa chín
Gạo ở phần trên sẽ tơi và khô hơn so với phần gạo ở lớp dưới, nếu cơm vừa chín mà xới ra ăn liền sẽ thấy hạt cơm vẫn còn nhão, dính và vón cục. Tốt nhất nên để trong khoảng 10 – 15 phút cho độ ẩm phân bố, cơm sẽ chín đều và ngon hơn.